Xu hướng công nghiệp và công nghệ cao toàn cầu ngành Bán dẫn

Ngày 12/6/2024, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã diễn ra Hội thảo về Xu hướng công nghiệp và công nghệ cao toàn cầu ngành Bán dẫn.

Xu hướng công nghiệp và công nghệ cao toàn cầu ngành Bán dẫn

PGS.TS. Ngạc An Bang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN phát biểu khai mạc.

Tham dự chương trình, về phía Đại học Quốc gia Seoul và phái đoàn gồm có: Giáo sư Kim Jae Young, Giám đốc Trung tâm năng lực cạnh tranh quốc gia; Ông Kim Junho, Giám đốc viện Đào tạo và Tuyển dụng nhân sự công nghệ LEtuiN; bà Lee Seon Hee, Giám đốc Công ty Tư vấn - Đầu tư Hàn Việt (SH I&C). Về phía trường Đại học Khoa học tự nhiên có sự tham dự của PGS.TS. Ngạc An Bang, Phó Hiệu trưởng cùng các thầy cô là giảng viên, nghiên cứu viên và các em sinh viên quan tâm tới lĩnh vực công nghệ và công nghiệp bán dẫn.

Xu hướng công nghiệp và công nghệ cao toàn cầu ngành Bán dẫn

Phát biểu tại chương trình, GS. Kim Jae Young chia sẻ câu chuyện về sự phát triển đột phá của Hàn Quốc trong thời gian qua và nhấn mạnh vai trò của đầu tư vào khoa học công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Giáo sư cũng chỉ ra tiềm năng rất lớn của Việt Nam để có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới khi nắm bắt được các cơ hội trong lĩnh vực Công nghệ bán dẫn.

Xu hướng công nghiệp và công nghệ cao toàn cầu ngành Bán dẫn

Ông Kim Jun Ho, Giám đốc viện viện Đào tạo và Tuyển dụng nhân sự công nghệ LEtuiN đang thuyết trình

Trong chương trình, các đại biểu đã nghe ông Kim Jun Ho, Giám đốc viện viện Đào tạo và Tuyển dụng nhân sự công nghệ LEtuiN chia sẻ về các cơ hội để phát triển, đẩy mạnh vai trò của Việt Nam trong Công nghiệp bán dẫn toàn cầu cũng như các tiềm năng về cơ hội việc làm cho sinh viên của các chương trình đào tạo Bán dẫn. 

Xu hướng công nghiệp và công nghệ cao toàn cầu ngành Bán dẫn

Ông Cheon Young Jun - chuyên gia về chất bán dẫn, Công ty Sở hữu trí tuệ Lee & Mook, Hàn Quốc đang trao đổi tại hội thảo.

Sau hai bài nói chuyện, các đại biểu đã cùng thảo luận về xu hướng công nghệ cao toàn cầu và đề xuất chiến lược đào tạo nhân tài chủ chốt khi gia nhập ngành bán dẫn của Việt Nam.

Xu hướng công nghiệp và công nghệ cao toàn cầu ngành Bán dẫn

Sinh viên đang sử dụng công nghệ thực tế ảo để tham quan trải nghiệm một phân khu của nhà máy sản xuất chip.

Theo các chuyên gia, tiền đề của ngành công nghệ bán dẫn là Vật lý, Hoá học và Toán. Vì vậy, sinh viên có nền tảng tốt về Vật lý, Hoá học, Toán học đều có thể tham gia vào đội ngũ nhân lực ngành này. 

Tại hội thảo "Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam" (ngày 17/4/2024), Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn. Việt Nam đã thu hút nhiều tập đoàn lớn ngành vi mạch bán dẫn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan với khoảng trên 40 công ty, nhiều công ty trong nước cũng gia nhập thị trường. Theo đó có tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc Đào tạo và nghiên cứu về Công nghệ Bán dẫn. Trường đã kết hợp với Đại học Yang Ming Chiao Tung (NYCU) để liên kết đào tạo bậc Thạc sỹ ngành Công nghệ Bán dẫn. Chương trình đã triển khai được 4 năm, và đào tạo được nhiều nhân lực chất lượng cao cho ngành này. Nhiều học viên hiện đang làm việc cho các công ty hàng đầu về công nghệ bán dẫn tại Đài Loan như Micron, Phison.

  • Website cựu sinh viên