Giới thiệu chung

Phòng Hợp tác và Phát triển, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), là đơn vị chuyên trách về công tác xây dựng, phát triển và quản lý các mối quan hệ hợp tác của trường với các tổ chức trong nước và quốc tế. Phòng có vai trò trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, cũng như các chương trình đào tạo liên kết nhằm nâng cao vị thế của nhà trường trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Phòng Hợp tác và Phát triển có 6 viên chức, trong đó có 1 Phó trưởng phòng phụ trách, 1 Phó trưởng phòng, và 4 chuyên viên.

Chức năng chính của Phòng Hợp tác và Phát triển

1. Phát triển quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế:
-  Kết nối và mở rộng mạng lưới hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức địa phương, tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

-  Tìm kiếm, ký kết và quản lý các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương.  

2. Thúc đẩy các dự án hợp tác nghiên cứu:
-  Hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong việc thực hiện các dự án chung với đối tác.

-  Tìm kiếm nguồn tài trợ và phát triển các dự án nghiên cứu có giá trị thực tiễn.  

3. Thúc đẩy trao đổi học thuật và giao lưu quốc tế:
-  Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế.

-  Thúc đẩy các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, chuyên gia.  

4. Hỗ trợ các chương trình đào tạo liên kết:
-  Hỗ trợ xây dựng và quản lý các chương trình liên kết đào tạo bậc đại học và sau đại học với các đối tác quốc tế.

-  Đảm bảo chất lượng và tính phù hợp của các chương trình đào tạo quốc tế.

5. Kết nối và phục vụ cộng đồng:
-  Thúc đẩy các giá trị văn hóa, nhân văn trong hoạt động của Nhà trường

-  Nâng cao năng lực thực tiễn và trách nhiệm xã hội của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động.

Mục tiêu và định hướng phát triển

Phòng Hợp tác và Phát triển hướng đến việc:
-  Tăng cường vị thế quốc tế của Trường ĐHKHTN: trở thành một trong những trường đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Á với các lĩnh vực chính nằm trong nhóm 500 trường hàng đầu thế giới vào năm 2035, một số lĩnh vực đạt top 300 vào năm 2045.
-  Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học: phát triển các dự án nghiên cứu mang tính đột phá và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
-  Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên đạt chuẩn quốc tế.
  • Website cựu sinh viên